[Kiến thức] Vòm chân bị sụp xuống quả nhiên liên quan đến xương chậu?

Sang Nguyen
Đăng ngày 01/07/2020
2,990 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích


Bạn có mắc phải chứng chân bẹt hay gặp phải những rắc rối với lòng bàn chân của mình không? Hoặc là bạn cảm thấy khung xương chậu của mình nghiêng trước ngả sau? Cho dù là “hông” hay “xương chậu” hay “bàn chân”, trên thực tế chúng đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau đấy!

Hai sợi cơ chủ chốt tạo nên độ ổn định cho bàn chân nối với xương chậu thông qua sợi mô liên kết xoắn. Hai sợ cơ chính này đó là cơ chày trước và cơ mác dài.

Cơ chày trước là bó cơ nằm ngay phía trước bắp chân, khi thực hiện co mắc cá chân lên thì nhóm cơ này sẽ nổi lên. Cơ mác dài là bó cơ nằm phía bên hông ngoài của bắp chân, khi bàn chân lật về trong nhóm cơ này sẽ trồi lên.

Hai sợi cơ này liên kết với nhau vị trí cao nhất và hơi chếch về phía trước (khớp đốt ngón 1 và xương chêm) của vòm chân 


Khớp đốt ngón 1 và xương chêm nằm ở vị trí nhô lên cao nhất của vòm chân, nhích về phía trước hai đốt ngón tay thì đây chính là vị trí của khớp đốt ngón 1 và xương chêm

Xương hộp nằm ngay đầu xương đốt ngón chân út, dùng tay đặt ngay sau mắt cá chân, kéo dọc xuống bàn chân, sờ đến khu vực lõm vào thì đây chính là vị trí của xương hộp


Cơ chày trước hướng về trước nối với bắp chân trong dựng thành bệ đỡ cho bộ phận này, cơ mác dài làm bệ đỡ cho xương hộp (nền móng của vòm chân ngoài), đồng thời là bó cơ nâng đỡ chính của vòm chân ngoài.


Một khi hai sợi cơ này mất cân bằng sẽ làm thay đổi hình thái của vòm chân. Chẳng hạn như khi cơ chày trước lỏng lẻo và cơ mác dài căng cứng sẽ bắt đầu làm sụp đổ vòm chân trong. Ngược lại, khi cơ chày trước quá căng và cơ mác dài quá lỏng, vòm chân sẽ lõm cao hơn và lúc này trọng tâm của chân sẽ hướng nghiêng ra ngoài.

Vì sao cơ chày trước rơi vào trạng thái căng cứng và cơ mác dài lỏng lẻo? Theo như khái niệm giải phẫu học, cơ chày trước là điểm kết nối giữa ba sợi cơ khác nhau: cơ thẳng đùi trước, dải chậu chày và cơ căng mạc đùi.

Cả ba sợi cơ này đều có một điểm chung: cả ba đều chạy thẳng lên khu vực phía trước của xương chậu

Vậy còn cơ mác dài thì sao? Cơ mác dài sẽ nối với cơ nhị đầu đùi kéo dài đến ụ ngồi. Do đó, cơ chày trước và cơ mác dài là hai sợi cơ kéo dài từ chân dưới lên đến vùng trước của xương chậu.


Nói cách khác, bạn có thể tưởng tượng hiện tượng “xương chậu ngả trước nghiêng sau” như sau, đó là trước và sau xương chậu có một sợi dây, khi xương chậu ngả về trước thì sợi dây này sẽ kéo về phía trước, trương lực lúc này sẽ lỏng lẻo hơn, cơ chày trước của vòm chân cũng thả lỏng đi, do đó vòm chân sẽ rơi vào trạng thái sụp xuống. Ngược lại, khi xương chậu nghiêng về phía sau, thì sợi dây phía sau sẽ giật ngược về phía sau, lúc này mỗi bước đi của bạn đều tạo áp lực cho khu vực má ngoài của chân.


Để xác định xem xương chậu của mình có bị nghiêng ngả hay không là việc không khó chút nào, chỉ cần bỏ ra một phút là bạn đã có thể xác định được, chỉ việc kiểm tra hai điểm sau:

Điểm đầu tiên đó là gai chậu trước trên:

  • Hai tay chống hông
  • Sờ và tìm vị trí nhô cao nhất của xương thì đây chính là vị trí của gai chậu trước trên

Điểm thứ hai đó là vị trí tiếp hợp xương mu:

  • Trước tiên xác định lỗ rốn
  • Từ rốn kéo dọc xuống gần vị trí cơ quan sinh dục, lúc này sờ vào cảm thấy có xương nhô ra thì đây chính là điểm tiếp hợp xương mu.

Sau khi xác định hai vị trí trên, xem thử hai điểm này có nằm trên cùng một mặt phẳng hay không. Nếu như vùng tiếp hợp xương mu nhô ra nhiều hơn so với gai chậu trước trên, chứng tỏ xương chậu của bạn có xu hướng ngả về phía sau. Ngược lại, nếu gai chậu trước trên trồi ra nhiều hơn so với điểm tích hợp xương mu, chứng tỏ xương chậu của bạn nghiêng về phía trước.


[Nguồn bài viết: Running Biji]